

Doanh thu bán hàng là một khái niệm phổ biến, ai nghe qua thì đều nghĩ rằng mình đã hiểu đủ và hiểu đúng về khái niệm này. Tuy nhiên có khá nhiều nội dung trong vấn đề này dễ gây ra sự nhầm lẫn, vì vậy bạn đọc cũng cần lưu tâm.
1. Khái niệm doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng được hiểu đơn giản là tổng số tiền thu được trong một kỳ kế toán từ các hoạt động bao gồm bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và một số hoạt động khác của doanh nghiệp, góp phần gia tăng phần vốn chủ sở hữu ban đầu.
2. Các điều kiện để doanh nghiệp được ghi nhận doanh thu bán hàng
Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hữu hình, doanh thu được ghi nhận trong trường hợp đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:
- Người mua hàng đã nhận được phần lớn quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa chuyển giao lại từ Doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa trên cương vị của người sở hữu hoặc người kiểm soát như trước nữa.
- Doanh thu được xác định tương đối chính xác. Với đặc thù của một số sản phẩm hàng hóa, hợp đồng sẽ quy định cụ thể rằng: Người mua được quyền trả lại sản phẩm, hàng hoá đã mua theo những điều kiện cụ thể, doanh nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tại và người mua không được quyền trả lại sản phẩm, hàng hoá. Ngoại trừ trường hợp khách hàng có quyền trả lại hàng hóa dưới hình thức đổi lại để lấy hàng hóa, dịch vụ khác.
- Sau khi kết thúc giao dịch bán hàng, doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế;
- Xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vô hình, doanh thu được ghi nhận khi thỏa mãn các điều kiện sau:
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Với đặc thù của một số dịch vụ cung cấp hợp đồng sẽ quy cụ thể rằng: Người mua được quyền trả lại dịch vụ đã thỏa thuận trong những trường hợp đã được quy định, doanh nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể trong các trường hợp đó không còn tồn tại và người mua không được quyền trả hủy dịch vụ
- Sau khi hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế;
- Xác định được đầy đủ phần công việc đã hoàn thành vào thời điểm báo cáo;
- Xác định được đầy đủ chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
3. Ý nghĩa của doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng là nguồn tài chính quan trọng quyết định trực tiếp tới yếu tố tồn tại và phát triển. Đây được xem là dòng tiền lưu động chính sử dụng để chi trả cho toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất là kinh doanh. Nếu doanh số bán hàng tốt, nhưng doanh thu không ổn định đồng nghĩa với tỷ lệ nợ xấu trong doanh nghiệp cao. Khi đó thì rủi ro đối với doanh nghiệp cũng vô cùng lớn.
Hầu hết trong các doanh nghiệp tỷ trọng doanh thu đến từ hoạt động bán hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ hàng hóa đều chiếm khá lớn. Nên doanh thu sẽ phản ánh kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Doanh thu cũng có đóng góp trong việc giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế của mình trên thị trường và uy tín với các nhà đầu tư, đối tác.
Xem thêm:
>>> Phương pháp gia tăng doanh thu bán hàng hiệu quả nhất hiện nay.
>>> >>> Bí quyết áp dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp thúc đẩy gia tăng doanh số.