

Trong kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều liên tục nghiên cứu và cải tiến mô hình doanh thu của mình để tăng khả năng cạnh tranh so với đối thủ. Có khá nhiều lựa chọn, tuy nhiên doanh nghiệp cần chọn lựa và áp dụng những mô hình phù hợp nhất với thị trường và điều kiện công ty để đạt hiệu quả tốt nhất.
1. Khái niệm mô hình doanh thu bán hàng
Mô hình doanh thu bán hàng có tên tiếng anh là Sales Revenue Model. Mô hình sẽ mô phỏng quy trình ghi nhận doanh thu đến từ hoạt động bán hàng hóa sản phẩm và cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Mô hình doanh thu bao gồm 2 thành phần chính:
– Các luồng doanh thu: thống kê toàn bộ các luồng tạo nên doanh thu của doanh nghiệp cho dù là trực tiếp từ hoạt động bán hàng hay gián tiếp từ các hoạt động khác.
– Cơ cấu chi phí: bao gồm toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả cho hoạt động tạo ra phần doanh thu đó. Bao gồm cả chi phí cố định và chi phí biến đổi.
2. Một số mô hình doanh thu phổ biến
– Mô hình doanh thu Đánh dấu
Đây được đánh giá là mô hình hình thành sớm nhất và được áp dụng phổ biến nhất trong các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp phân phối hàng hóa qua nhiều cấp trung gian. Giá bán của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong mô hình này được thiết lập bằng cách thêm cả phần lợi nhuận và chi phí chung vào giá vốn của nó.
– Mô hình doanh thu Chênh lệch giá
Mô hình này liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính như mua chứng khoán, tiền tệ hoặc hàng hóa ở một thị trường và bán lại ở một thị trường khác với giá cao hơn và kiếm lợi nhuận từ phần giá chênh lệch đó.
– Mô hình Cấp phép
Có liên quan đến mối quan hệ tài chính giữa các nhà phát minh, nhà sáng tạo, chủ sở hữu trí tuệ của các sản phẩm và dịch vụ nào đó. Mô hình này áp dụng phổ biến tại các công ty phần mềm và chủ sở hữu trí tuệ.
– Mô hình doanh thu Hội đồng
Đây là một mô hình được tính phí trên mỗi lần giao dịch, doanh nghiệp thường đóng vai trò là người trung gian kết nối đối tượng người mua và người bán. Mô hình này được áp dụng rõ nhất trên thị trường trực tuyến, tại các sàn thương mại điện tử.
– Mô hình Thuê/cho thuê:
Mô hình được áp dụng phổ biến trong các trường hợp giao dịch có liên quan đến tài sản vật chất giá trị cao. Chiến lược này bao gồm các hình thức thanh toán định kỳ để sử dụng tạm thời tài sản.
– Mô hình Đăng ký:
Mô hình áp dụng nhiều tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giải trí hoặc lưu trữ trực tuyến như Netflix , Youtube… Nhà cung cấp dịch vụ tới khách hàng của họ theo tần suất định kỳ với mức chi phí đã được thỏa thuận trước.
– Mô hình Quảng cáo:
Mô hình này thường có liên quan đến các nhà truyền thông và nhà cung cấp thông tin trên cả nền tảng trực tuyến và ngoại tuyến. Doanh nghiệp kiếm tiến bằng cách tính phí nhà quảng cáo thông qua các tiêu chí về không gian/vị trí cung cấp, số lần hiển thị, số lần người dùng click vào quảng cáo, …
– Mô hình Phí dịch vụ:
Đối với nhiều đơn vị hoạt động với hình thức phi lợi nhuận, doanh thu của họ hầu hết dựa vào các khoản đóng góp của khách hàng. Thông thường gần như lợi nhuận của các doanh nghiệp này là bằng không. Vì doanh thu đó chỉ đủ để họ trang trải chi phí hoạt động của mình.
Với những thông tin xoay quanh nội dung mô hình doanh thu mà chúng tôi chia sẻ, hy vọng sẽ là nguồn thông tin hữu ích đối với bạn đọc, hỗ trợ hiệu quả cho các chiến lược kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp mình.
>>> Phần mềm quản trị doanh nghiệp tổng thể BRAVO 8R2 (ERP-VN)