

Xây dựng hệ thống CRM là một bài toán quan trọng và không hề đơn giản cho doanh nghiệp. Không phải doanh nghiệp có tiềm lực tài chính tốt đều có thể xây dựng hệ thống CRM thành công. Ở bất kỳ doanh nghiệp nào, điều kiện đầu tiên để xây dựng hệ thống CRM hiệu quả đều cần phải quan tâm tới mục tiêu của việc thực hiện. Với kinh nghiệm của một nhà cung cấp lâu năm trên thị trường phần mềm, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn đọc 04 mục tiêu quan trọng sau:
1. Mục tiêu chuẩn hóa đồng bộ dữ liệu
Trong xu hướng chung, dữ liệu và thông tin là 2 tài sản quan trọng quyết định tới sự thành công và phát triển trong mỗi doanh nghiệp. Tình trạng thực tế của các doanh nghiệp hiện nay là việc quản lý thông tin dữ liệu còn rời rạc và thủ công, vì vậy gặp phải nhiều khó khăn trong việc chia sẻ dữ liệu và cập nhật thông tin giữa các cấp và các phòng. Vì vậy ứng dụng công nghệ thông tin vào doanh nghiệp thì mục tiêu tiên quyết đó chính là việc chuẩn hóa và đồng bộ dữ liệu toàn diện tới tất cả các bộ phận phòng ban. Các tiêu chí để đánh giá việc thực hiện mục tiêu này gồm có:
– Có thể thông qua hình thức online hoặc offline nhưng dữ liệu phải được lưu trữ tập trung ở 1 nơi.
– Dữ liệu phải có tính nhất quán, tránh tình trạng trùng lặp.
– Khả năng liên kết và đồng bộ tốt để đáp ứng nhu cầu chia sẻ tức thời.
– Phần mềm đảm bảo tính bảo mật và phân quyền chặt chẽ.
2. Mục tiêu xây dựng hệ thống CRM hỗ trợ nghiệp vụ toàn diện
Việc đáp ứng hỗ trợ các yêu cầu nghiệp vụ trong doanh nghiệp có lẽ là một mục tiêu cơ bản của mỗi hệ thống CRM. Tuy nhiên tính toàn diện sẽ còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng tùy chỉnh của phần mềm, thực trạng về quy trình vận hành, cơ sở hạ tầng, nguồn lực của doanh nghiệp.
Cơ bản phần mềm cần phải hỗ trợ được những nghiệp vụ cơ bản sau: Tìm, Chốt, Giữ, Tổ chức – Vận hành.
3. Thấu hiểu khách hàng
Phân tích, đánh giá khách hàng một cách toàn diện là một tiêu chí tối cao khi xây dựng hệ thống CRM. Tuy nhiên hầu hết các phần mềm CRM hiện nay đều không đáp ứng được yêu cầu này hoặc đáp ứng được một phần rất cơ bản. Để đạt đến cấp độ có thể nắm bắt và thấu hiểu được khách hàng hệ thống CRM phải có khả năng tùy biến linh hoạt, kết nối hệ thống dữ liệu trên cả kênh online và offline.
Ngày nay hoạt động mua hàng online ngày càng trở nên phổ biến, vì vậy việc nghiên cứu hành vi mua sắm online của khách hàng là hết sức cần thiết.
4. Hỗ trợ ra quyết định tới nhà quản trị
Thông qua khả năng cung cấp báo cáo, phân tích số liệu đa chiều, hệ thống CRM có vai trò quan trọng trong hoạt động quyết định chiến lược của nhà lãnh đạo. Có những dữ liệu cơ bản trên hệ thống phần mềm mà nhà quản trị cần quan tâm như:
– Nguồn nào thu được data khách hàng lớn nhất?
– Chiến dịch nào mang lại hiệu quả cao nhất?
– Nhân viên nào có thành tích làm việc tốt nhất?
– Các khách hàng tiêu biểu nhất
– Sản phẩm nào có doanh thu cao nhất?
– Thị trường nào tiềm năng nhất?
– …
>>> Lựa chọn phương hướng giải pháp crm phù hợp cho doanh nghiệp