

Doanh số bán hàng luôn là chỉ tiêu được quan tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Đây là chỉ số giúp người xem đánh giá chính xác nhất về tiềm lực tài chính, quy mô và tiềm năng phát triển của một doanh nghiệp.
1. Khái niệm doanh số bán hàng
Doanh số bán hàng là tổng số tiền bán ra của công ty trong một khoảng thời gian nhất định (tháng, quý hoặc năm). Doanh số bao gồm cả số tiền thu được và chưa thu được vì vậy các bạn cần phân biệt rõ 2 khái niệm doanh số và doanh thu. Doanh số có thể bao gồm cả doanh thu nhưng doanh số lại không thuộc doanh thu.
Doanh số được xác định dựa trên dữ liệu thống kê về số lượng sản phẩm bán ra và giá bán của sản phẩm ra thị trường. Công thức tính doanh số cũng hết sức đơn giản:
Doanh số = đơn giá bán x sản lượng
2. Vai trò của doanh số bán hàng đối với doanh nghiệp
Không chỉ là tiêu chí đánh giá nội bộ, doanh số còn mang nhiều vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với tổ chức, cá nhân bên ngoài doanh nghiệp. Có ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều hoạt động chiến lược và kinh doanh của doanh nghiệp.
– Doanh số là dữ liệu thể hiện minh bạch nhất về kết quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp, qua đó phần nào người xem sẽ đánh giá được mục tiêu kế hoạch kinh doanh định kỳ có đạt hay không?
– Doanh số là minh chứng đánh giá chính xác nhất về hiệu quả của mỗi chiến lược kinh doanh, từ đó người lãnh đạo sẽ có định hướng điều chỉnh hay tiếp tục phát huy thế mạnh, thừa thắng xông lên.
– Doanh số còn là kim chỉ nam, động lực phấn đấu trong công việc của công nhân viên, đặc biệt là những khối phòng ban có liên quan trực tiếp tới doanh số bán hàng của công ty như kinh doanh, marketing, chăm sóc khách hàng…
Để tạo ra những động lực tích cực, người lãnh đạo cần cân đối những chỉ tiêu doanh số bán hàng của từng cá nhân NLĐ một cách phù hợp và thỏa đáng.
3. Cách thúc đẩy doanh số bán hàng hiệu quả
Mỗi doanh nghiệp đều có những cách thức riêng của mình trong mục tiêu thúc đẩy doanh số bán hàng. Tuy nhiên dưới đây là 2 cách thức phổ biến đã được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiệu quả:
Chiết khấu giá bán sản phẩm
Chiết khấu là một cách thức khá hiệu quả để thúc đẩy doanh số của doanh nghiệp. Tuy nhiên không thể duy trì hình thức này trong một thời gian dài mà chỉ nên giới hạn trong khoảng thời gian nhất định để tạo ra độ sốc, độ khan hiếm mới có thể thu hút khách hàng. Ngoài ra việc giới hạn về mặt thời gian áp dụng cũng giúp cho doanh nghiệp duy trì ổn định biên độ lợi nhuận trong hoạt động SXKD.
Cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ đi kèm
Đây là một hình thức đòi hỏi tầm nhìn chiến lược từ những người lãnh đạo rất nhiều. Việc phát triển kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ đi kèm để gia tăng doanh số là xu hướng chung của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên hình thức này cơ hội lớn, và rủi ro cũng khá cao, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thành công, vì vậy nhà lãnh đạo cần xem xét kỹ lưỡng trước khi áp dụng.
>>> Bí quyết áp dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp thúc đẩy gia tăng doanh số.