

Với tầm nhìn riêng của mình, mỗi người lãnh đạo sẽ có những quy trình quản trị chiến lược riêng để phù hợp với hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp mình. Có khá nhiều tài liệu nói về nội dung này theo những cách nhìn nhận riêng từ tác giả. Tuy nhiên bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ về một quy trình quản trị chiến lược tối ưu dựa trên sự kết hợp giữa nền tảng lý thuyết lưu truyền và kinh nghiệm thực tiễn áp dụng của doanh nghiệp trong thời đại mới.
1. Trao đổi và thống nhất quy trình quản trị chiến lược trong doanh nghiệp
Đối với những doanh nghiệp ít số lượng người trong hội đồng ban quản trị như những hộ kinh doanh cá nhân, doanh nghiệp 1 thành viên có thể đơn giản bỏ qua bước này. Tuy nhiên đối với những công ty cổ phần, đa dạng về các thành viên trong ban quản trị thì doanh nghiệp cần phải tổ chức họp trao đổi và thống nhất về quy trình quản trị chiến lực chung của doanh nghiệp.
2. Xác định trách nhiệm và công việc của từng thành viên, bộ phận trong quy trình quản trị chiến lược
Thực hiện một chiến lược kinh doanh, không thể đơn giản một cá nhân hoặc một bộ phận nào có thể thực hiện. Nó sẽ có sự liên đới tới hầu hết các phòng ban và nhân sự có mặt tại doanh nghiệp. Vì vậy để quản trị chiến lược hiệu quả, việc phân chia công việc phụ trách của mỗi phòng ban là một bước quan trọng trong quy trình.
3. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức của chiến lược (Mô hình SWOT)
Trước tiên, người lãnh đạo cần có những đánh giá, phân tích môi trường vĩ mô bên ngoài doanh nghiệp. Bao gồm các yếu tố kinh tế, khoa học và công nghệ, chính trị và luật pháp, văn hóa và xã hội của môi trường vĩ mô, phân tích môi trường ngành để tìm ra các cơ may và hiểm họa, dự báo về sự vận động của môi trường trong tương lai. Bên cạnh đó là những phân tích môi trường bên trong bao gồm các yếu tố như nguồn lực, các hoạt động chức năng marketing, tài chính kế toán, quản trị nhân sự, quản trị sản xuất, quản trị R & D. Từ đó có thể tìm ra được các điểm mạnh và các điểm yếu của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó lập ra ma trận SWOT được xem như là bức tranh về môi trường kinh doanh, các nhà chiến lược sử dụng ma trận này trong cả việc quyết định sứ mệnh, mục tiêu cũng như phục vụ cho việc xác định các hướng chiến lược chung cho doanh nghiệp.
>>> Bí quyết quản trị chiến lược thành công trong doanh nghiệp
4. Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro
Trong mỗi kế hoạch kinh doanh, dù người quản lý tài giỏi tới đâu vẫn sẽ tiềm ẩn những rủi ro mà doanh nghiệp xác định phải đối mặt. Việc dự đoán, xác định được toàn bộ rủi ro này là một công việc quan trọng và khó khăn, cần có những người có tầm nhìn và kinh nghiệm dày dặn mới có thể thực hiện. Nhà quản trị chiến lược cần xác định toàn bộ các vấn đề và đưa ra các phương án xử lý dự phòng tốt nhất, để trong quá trình thực hiện doanh nghiệp có thể dễ dàng khắc phục được mọi tình huống.
5. Rà soát và thông qua chiến lược quản trị
Bất kỳ chiến lược nào đều có sự quan trọng quyết định tới doanh nghiệp. Vì vậy trước khi được thông tin chính thức, nhà quản lý cần thực hiện rà soát lại để điều chỉnh và đưa ra những quyết định chính thức. Đảm bảo tính nhất quán chặt chẽ sau quá trình công bố.
>>> Chiến lược chuyển đổi số trong công tác quản lý doanh nghiệp
>>> Tìm hiểu hệ thống phần mềm quản lý tổng thể cho doanh nghiệp