

Đối với ngành thương mại điện tử thì chắc hẳn ai cũng biết đến thuật ngữ B2B và B2C. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vẫn chưa định hình được sự khác nhau giữa 2 mô hình quản lý khách hàng này. Điều này sẽ được chúng tôi giải đáp ngay dưới bài viết này.
1. Khái niệm
Thuật ngữ B2B: được viết tắt từ business to business. Đây là thuật ngữ dùng để mô tả cho mô hình kinh doanh sản phẩm/ dịch vụ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Đặc biệt, khác với B2C, mô hình B2B chuyên cung cấp các sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp cần để hoàn thiện.
Thuật ngữ B2C: được viết tắt từ business to customer. Đây là thuật ngữ dùng để mô tả mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Hay còn hiểu là mô hình đề cập về quá trình bán sản phẩm/ dịch vụ trực tiếp của doanh nghiệp với người tiêu dùng.
2. Tổng hợp 3 điểm khác nhau của mô hình B2B và B2C
Dựa vào khái niệm của hai mô hình B2B và B2C, người dùng vẫn chưa hiểu rõ. Những khái niệm và các điểm khác nhau của hai mô hình này. Dưới đây sẽ là 5 điểm khác nhau của mô hình B2B và B2C. Cụ thể:
2.1. Đối tượng khách hàng
– Đối với mô hình B2C, đối tượng khách hàng là cá nhân. Những người có thể đưa ra quyết định mua hàng/ sử dụng dịch vụ.
– Đối với mô hình B2B, đối tượng khách hàng hướng đến là doanh nghiệp/ tổ chức. Họ có nhu cầu sử dụng sản phẩm/ giải pháp cần để hoàn thiện.
2.2. Quá trình ra quyết định
– Đối với mô hình B2C: khách hàng sẽ phải chủ động đưa ra quyết định mua hàng có thực sự phù hợp với nhu cầu của mình không.
– Đối với mô hình B2B: đại diện của doanh nghiệp sẽ phải chịu một số áp lực về lợi ích, giá cả hay độ phù hợp của sản phẩm với doanh nghiệp mình. Đặc biệt là độ uy tín của bên nhà cung cấp có thực sự tốt hay không.
2.3. Giá trị đơn hàng & khách hàng tiềm năng
Thông thường, các mô hình B2B sẽ có giá trị đơn hàng cao hơn so với mô hình B2C, ngoài trừ việc mua xe, mua nhà,… các tài sản cá nhân có giá trị lớn. Nhưng nếu xét về tỷ lệ khách hàng tiềm năng thì mô hình B2C chiếm tỷ lệ cao hơn B2B.
>>> Xem thêm: Đặc điểm B2B – CRM trong doanh nghiệp.
2.4. Quy trình Marketing
Với mô hình B2C thì các nhà cung cấp chỉ cần tập trung vào các sản phẩm mang lại lợi ích cho khách hàng. Nhưng đối với mô hình B2B thì doanh nghiệp cần tiếp cận vào các vấn đề như thương hiệu, chính sách đối tác, mối quan hệ lâu dài.
2.5. Quy trình bán hàng
– Đối với mô hình B2C: họ mong muốn sản phẩm/ thương hiệu của họ sẽ được người tiêu dùng yêu thích. Từ đó, gia tăng người dùng mua sắm và mở rộng thị phần.
– Đối với mô hình B2B: mục tiêu hướng đến sẽ là tỷ lệ chuyển đổi cuối cùng của khách hàng tiềm năng thực hiện quá trình mua hàng.
Mặc dù giữa mô hình B2B và B2C có nhiều điểm khác nhau, nhưng mỗi mô hình đều có những đặc thù riêng và mang lại những mục tiêu rõ ràng. Hy vọng với bài viết này cũng đã phần nào giúp bạn đọc hiểu hơn về sự khác nhau của hai mô hình này.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn doanh nghiệp quản lý khách hàng hiệu quả.