

Hiện nay, mô hình kinh doanh B2C không còn là khái niệm quá xa lạ với chúng ta. Thậm chí, bạn có thể bắt gặp rất nhiều doanh nghiệp đang ứng dụng mô hình này. Vậy mô hình kinh doanh B2C là gì? Có những loại mô hình phổ biến nào trong kinh doanh? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
1. Khái niệm về mô hình B2C
Mô hình B2C (Business To Consumer) được biết đến là một thuật ngữ dùng để giới thiệu cho hoạt động trao đổi/ mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp tới người tiêu dùng cuối cùng. Hay nói bằng cách khác thì mô hình kinh doanh B2C chính là mô hình chuyên về lĩnh vực bán lẻ. Đối với cơ chế hoạt động cũng khá đơn giản, doanh nghiệp chủ yếu sẽ trực tiếp trao đổi hàng hóa/ dịch vụ cho người tiêu dùng.
2. 3 mô hình B2C phổ biến nhất trong kinh doanh
Giờ đây, các mô hình B2C dần được triển khai rộng rãi. Tùy thuộc vào mỗi mặt hàng sẽ có một loại mô hình tương ứng. Điển hình như 3 mô hình B2C phổ biến dưới đây:
2.1. Người bán hàng trực tiếp
Có thể nói đây là một những loại mô hình B2C được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam. Mặc dù mô hình triển khai này đã được sử dụng từ rất lâu, xuất phát điểm từ các hoạt động trao đổi, mua bán, giao dịch giữa người mua và người bán. Tuy nhiên, với thị trường ngày nay thì cách thức này được hiểu là mô hình nhà bán lẻ trực tuyến. Trong đó, nhà cung cấp ở đây có thể là các doanh nghiệp nhỏ, cực nhỏ hoặc chỉ đơn giản là những cửa hàng trực tuyến nhỏ lẻ.
2.2. Trung gian qua kênh trực tuyến
Khoảng 5 năm trở lại đây, mô hình trung gian qua các kênh trực tuyến dần được các doanh nghiệp đón nhận và phát triển rộng rãi. Minh chứng là như mô hình Tiki, Shopee hay Lazada phát triển và thu về lợi nhuận lớn như hiện nay. Chính vì vậy, mô hình B2C trung gian dường như vẫn chiếm nhiều ưu thế hơn so với truyền thống. Và có thể trong tương lai sẽ làm thay đổi nhiều cho mô hình người bán trực tiếp.
2.3. Mô hình kinh doanh cộng đồng
Hiện nay, tỷ lệ người tiêu dùng tham gia các hội nhóm cộng đồng trên các kênh social rất nhiều. Mô hình cộng đồng là nơi tập trung các tệp khách hàng tiềm năng cùng sở thích với nhau. Các doanh nghiệp có thể tận dụng điều này để đưa ra các phương án tiếp cận một cách tối đa và hiệu quả nhất bằng việc sử dụng các kênh tiếp thị hay kênh quảng cáo nào đó. Đưa ra các chương trình thu hút người tiêu dùng và target vào họ qua các nền tảng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram, Tiktok,…
Để con đường phát triển kinh doanh của doanh nghiệp luôn chính xác và hiệu quả nhất. Mỗi doanh nghiệp cần phải xác định rõ mô hình kinh doanh của mình. Từ đó đưa ra các phương án quản lý doanh nghiệp tổng thể giúp doanh nghiệp phát triển doanh thu và lợi nhuận. Hy vọng với bài viết này, mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn đúng cho mình loại mô hình phù hợp.
>>> Xem thêm: Phần mềm ERP là gì? Tại sao doanh nghiệp nào cũng phải sử dụng?