

Ngày nay, nhân viên chốt sale thường gặp phải những tình huống bị khách hàng từ chối mua sản phẩm/ dịch vụ với nhiều lý do khác nhau. Nhưng tệ nhất vẫn là tình huống bị khách hàng cảm thấy phiền phức với cuộc gọi. Vậy làm thế nào để xử lý các tình huống trên. Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn đọc cách vượt qua các lời từ chối của khách hàng.
1. Cách xử lý từ chối của khách hàng về giá cả
Chắc hẳn đây là một trong những lý do mà dân chốt sale không còn lạ lẫm gì nữa. Đầu tiên, nếu bạn có quá nhiều khách hàng từ chối với lý do này. Bạn cần đánh giá lại chất lượng data khách hàng của mình. Trong trường hợp này, bạn nên giữ vững thái độ và giải thích khéo léo với khách hàng về các giá trị mà chi phí đó mang lại cho họ. Cùng với đó là bạn phải lấy các ví dụ thực tế ở ngoài cuộc sống. Khi khách hàng mua sản phẩm với giá thấp hơn thì sẽ phải chấp nhận những rủi ro không đáng có. Từ đó giúp khách hàng hiểu được giá trị thực mà sản phẩm mang lại cho họ.
Lưu ý: trong quá trình chào bán sản phẩm/ dịch vụ. Người bán hàng nên tránh đề cập đến vấn đề giá cả đầu tiên. Thay vào đó là nói đến các ưu điểm của sản phẩm/ dịch vụ mang lại lợi ích cho khách hàng. Chỉ khi đó khách hàng mới tập trung vào các giá trị mà sản phẩm/ dịch vụ và không bị giao động bởi giá cả nữa.
2. Cách xử lý từ chối của khách hàng về vấn đề đối thủ cạnh tranh
Có thể nói đây là trường hợp có tín hiệu tốt, bởi khi khách hàng đã hoặc đang sử dụng sản phẩm của đối thủ, chứng tỏ khách hàng đã hiểu được giá trị của nó. Bước tiếp theo bạn chỉ cần phân tích các điểm yếu của đối thủ, sau đó khéo léo so sánh với các điểm mạnh lớn nhất của bạn. Khách hàng sẽ dễ dàng nhận ra vấn đề và muốn được sử dụng để đánh giá trực tiếp giữa hai sản phẩm.
3. Xử lý từ chối vì lý do không tin tưởng
Thông thường các sản phẩm chưa được biết đến nhiều trên thị trường sẽ khiến khách hàng lo lắng. Họ sẽ luôn đưa ra câu trả lời đề phòng và không tin tưởng. Hoặc đây là một trong những kỹ năng từ chối câu chuyện mời chào sản phẩm của bạn. Họ sẽ đưa ra những lý do như “Anh/chị chưa nghe tên công ty em bao giờ? Bên em thành lập từ năm nào?”. Đối với các trường hợp không tin tương như này, không phải là khách hàng không có nhu cầu mà là họ đang cần bạn cung cấp thêm thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm. Chính vì vậy, bạn cần truyền đạt đến khách hàng các thông tin về công ty. Và các giấy tờ, giấy chứng nhận liên quan đến sản phẩm.
Đặc biệt là dẫn chứng thêm một vài trường hợp mà khách hàng của bạn đang sử dụng và cảm thấy hiệu quả. Từ đó giúp tăng niềm tin cho khách hàng vào sản phẩm. Cùng với đó là tỷ lệ chốt sale của bạn cũng được cải thiện đáng kể.
Việc nhân viên chốt sale hiệu quả chưa bao giờ là dễ dàng. Tuy nhiên, nếu bạn nắm bắt được mọi cách từ chối của khách hàng thì điều này lại trở nên rất dễ. Ngoài ra, bạn phải tự vẽ được chân dung khách hàng mục tiêu của mình chính xác nhất. Để dễ dàng hơn, bạn đọc có thể sử dụng CRM – Phần mềm quản lý khách hàng hiệu quả nhất hiện nay mà doanh nghiệp nào cũng đang sử dụng.
>>> Xem thêm: Bí quyết chốt sale hiệu quả trong thời đại 4.0.