

Việc xây dựng Brand Loyalty đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự thành công hay thất bại của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand Loyalty là gì? Tại sao nó lại có sức ảnh hưởng lớn với thương hiệu như vậy. Xin mời bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời ngay dưới bài viết này nhé.
1. Khái niệm Brand Loyalty
Brand Loyalty hay còn gọi là lòng trung thành của khách hàng. Nó được định nghĩa là sợi dây liên kết cảm xúc của khách hàng với thương hiệu. Và được thể hiện qua hành động ủng hộ, mua sắm các sản phẩm đến từ thương hiệu của doanh nghiệp đó. Mặc dù, khách hàng đã bị tác động thu hút từ các thương hiệu đối thủ. Tuy nhiên vẫn giữ vững sự lựa chọn của mình. Và điều này không phải doanh nghiệp nào cũng có thể làm được. Thậm chí nhiều doanh nghiệp còn mất một thời gian dài cùng với nguồn chi phí Marketing cao mới có thể xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu của mình.
2. Phương pháp nâng cấp độ trung thành của khách hàng
Các phương pháp dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp nâng cấp độ trung thành của khách hàng với thương hiệu của mình. Cụ thể:
2.1. Triển khai xây dựng chiến lược thương hiệu
Đây là bước đầu tiên quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện. Doanh nghiệp cần xác định giá trị cốt lõi của sản phẩm/ dịch vụ của bạn tạo ra. Từ đó, nắm vững kiến thức và cách xây dựng chiến lược thương hiệu của mình, nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
2.2. Định vị thương hiệu
Doanh nghiệp cần triển khai các cuộc khảo sát thị trường để có thể xác định rõ thương hiệu của mình đang được thị trường đánh giá như thế nào? Hay các chương trình khuyến mãi, tiếp thị nằm trong chiến lược Marketing có tiếp cận đến khách hàng hay không? Dựa vào các kết quả từ khảo sát, doanh nghiệp có thể đánh giá được mức độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Tỷ lệ chiếm đang là bao nhiêu % trong lòng khách hàng.
2.3. Thực hiện xác định tính cách thương hiệu
Doanh nghiệp xác định được tính cách thương hiệu của mình thành công là khi khách hàng có thể nhận ra bạn thông qua các thiết kế từ bộ nhận diện thương hiệu như logo, slogan, tên thương hiệu,… Đây là bước để doanh nghiệp có thể thu hút tới khách hàng. Cũng như là bước tạo ấn tượng với khách hàng của mình.
2.4. Đánh giá lại thương hiệu
Có thể nói, tên thương hiệu đóng vai trò chi phối cảm xúc mua hàng của người tiêu dùng hiện nay. Việc lựa chọn được tên thương hiệu hay, ấn tượng và luôn là “Top-Of-Mind” của khách hàng không hề dễ. Bởi vậy, doanh nghiệp cần đánh giá lại thương hiệu để từ đó có phương án điều chỉnh nhãn hàng cho phù hợp.
2.5. Xây dựng chiến thuật giữ chân khách hàng
Để xây dựng Brand Loyalty hoàn chỉnh thì không thể thiếu bước xây dựng chiến thuật giữ chân khách hàng. Đây là cách giúp doanh nghiệp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều tệp khách hàng cũng như tăng lợi thế cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
2.6. Thực hiện việc xây dựng kiến trúc thương hiệu
Việc thực hiện xây dựng kiến trúc thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp tăng sự nhận biết từ khách hàng với sản phẩm của bạn. Sau đó, khách hàng đã có một kiến thức vững chắc về thương hiệu của doanh nghiệp. Từ đó thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu đó.
Trên đây là toàn bộ câu trả lời về khái niệm của Brand Loyalty, hay việc nâng cấp độ trung thành của khách hàng được thực hiện như thế nào? Hy vọng với các chia sẻ hữu ích trên đây, doanh nghiệp sẽ tìm ra phương pháp xây dựng lòng trung thành của khách hàng một cách hiệu quả nhất.
>>> Xem thêm: CRM – Phần mềm quản lý khách hàng tốt nhất hiện nay.